Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

Cách làm nộm gà cực ngon

Nộm là các món ngon ngày tết, vì vừa dễ ăn, không chán, đặc biệt khi bạn quá dư thừa đạm với các loại ẩm thực như thịt, cá, hải sản. Bà Thu chia sẻ với các bạn món nộm thịt gà sẽ xóa tan cảm giác ” ngấy ” trong tết này.
Món nộm gà thơm ngon, hấp dẫn

Nguyên liệu để làm nộm gà:

300g thịt ức gà; 3 cây sả, bỏ vỏ, lấy phần nõn thái nhỏ; 3 thìa nước mắm; 4 thìa đường đường; 2 thìa cốt chanh tươi; 2 thìa tương ớt ngọt; 200g bắp cải, rửa sạch, thái nhỏ; 1 củ cà rốt gọt vỏ, bào thành sợi mỏng; ½ củ hành tây nhỏ, thái nhỏ; 4 thìa rau mùi, bạc hà thái nhỏ; 1, 2 bát lạc rang; 3 thìa hành phi khô.

Cách làm nộm gà:

- Thịt ức gà rửa sạch, cho vào nồi cùng với sả, đổ ngập nước, đun sôi rồi giảm nhỏ lửa nấu đến khi thịt chín.
- Chờ thịt bớt nóng, dùng tay xé thành sợi mỏng.
- Pha hỗn hợp gồm nước trộn gồm: đường, nước cốt chanh, tương ớt sao cho lượng gia vị vừa đủ.
- Trộn đều bắp cải, cà rốt, hành tây, rau mùi và bạc hà vào một cái tô to. Sau đó, cho thịt gà và nước trộn vào tô, trộn đều tất cả, để 30 phút cho gia vị ngấm đều.
- Khi ăn, cho nộm ra đĩa, rắc lạc rang và hành phi lên.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng !

Cách làm thịt gà ngon cho ngày Tết thêm vui

Bạn thường xuyên sử dụng thịt gà trong các món ăn hàng ngày, đặc biệt là ngày tết, vậy hãy cùng tìm hiểu những bí quyết để chế biến thịt gà thật chuẩn nhé!
Điều cần biết khi chế biến thịt gà
- Gà càng non đồng nghĩa với thịt gà càng mềm, còn gà càng già thì đồng nghĩa với thịt gà sẽ đậm đà hơn.

- Thịt gà tươi mua về chỉ nên để tối đa 2 ngày trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu bạn không định ăn ngay trong vòng 2 ngày bạn nên để nguyên bao bì và cất ngay thịt gà vào ngăn đá tủ lạnh; khi nào ăn mới lấy ra rã đông và làm sạch. Cách này giúp bạn ngăn chặn được vi khuẩn xâm nhập vào thịt gà.

- Cách tốt nhất để rã đông thịt gà là đặt chúng trong một khay nướng hoặc một âu to, để trong ngăn mát tủ lạnh. Với cách làm này bạn không sợ phần nước từ thịt gà chảy ra tủ lạnh - khiến các đồ ăn khác trong tủ lạnh dễ bị nhiễm khuẩn.

- Muốn rã đông thịt gà nhanh, bạn để nguyên thịt gà trong bao bì và thả vào một thau nước to.

- Không để thịt gà sống gần các loại thực phẩm bạn sẽ ăn sống như các loại trái cây, rau sống...

- Rửa tay, thớt, dao và mọi dụng cụ bạn đã sử dụng để sơ chế thịt gà sống trước khi dùng chúng vào bất kỳ việc gì khác.

- Cách tốt nhất để cắt gà là dùng kéo cắt gà chuyên dụng, phần thịt và xương gà sẽ không bị bắn tung tóe ra xung quanh, giúp bạn tiết kiệm thời gian chùi rửa.


- Phần thịt ức gà (đã lọc xương) thường khá cứng và có độ dày không đồng đều; bởi vậy trước khi chế biến bạn nên phết dầu ăn lên từng miếng thịt rồi kẹp chúng giữa 2 lớp màng bọc thực phẩm, sau đó dùng búa đập thịt, đập vào phần dày nhất của miếng thịt, vừa đập vừa dàn đến khi miếng thịt có độ dày đồng đều thì bạn hãy nên tiến hành các bước tiếp theo như ướp và chế biến. Ngoài ra để đảm bảo thịt chín đều, phần giữa của miếng thịt ức nên ở giữa chảo để đảm bảo chúng được làm nóng nhiều nhất.

- Nếu bạn nấu lẫn lộn nhiều phần của một con gà trong một món ăn, tốt nhất là bạn nên nấu phần lưng và đùi trước vài phút, sau đó mới thêm phần cánh gà ức gà vào sau.

- Để món gà nướng có lớp da thật giòn, thỉnh thoảng trong quá trình nướng bạn nên phết một lớp bơ lên da gà nhé!

- Nếu là một người ăn kiêng giảm cân, bạn nên bỏ hết da gà khi ăn - việc này giúp bạn giảm được 50% lượng calories nạp vào cơ thể.

- Để kiểm tra xem thịt gà đã chín hay chưa, bạn dùng đầu mũi dao nhọn khía vào phần dày nhất của thịt gà, nếu nước tiết ra không có màu đỏ là thịt gà đã chín hoàn toàn

Những tác dụng không ngờ của thịt gà

Trong thịt gà có các vitamin A, B1, B2, C, E và nhiều khoáng chất như canxi, phốt pho, sắt nên không chỉ là thực phẩm khoái khẩu mà còn được dùng làm thuốc
Gà rất đa dạng về chủng loại: gà ri, gà Ðông Cảo, gà ác, gà chọi… Trong đó, gà ri (gà ta) và gà ác có thịt là thực phẩm chất lượng cao, giàu dinh dưỡng. Đông y cho rằng thịt gà có vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng bồi bổ cao đối với người bị bệnh lâu ngày, dạ dày bị phong hàn, suy yếu không hấp thu được thức ăn. Ngoài ra, thịt gà còn chữa được băng huyết, lỵ, ung nhọt, trừ phong. Do đó, thịt gà thường được dùng cho các trường hợp gầy yếu sút cân, suy kiệt, đầy bụng không tiêu, ăn kém, tiêu chảy, lỵ, phù nề, tiểu gắt, huyết trắng, sau đẻ ít sữa, bệnh đái tháo đường. Dưới đây, xin giới thiệu một số món ăn trị bệnh điển hình mà thịt gà là chủ vị.
- Gà thập cẩm: Dùng cho người cao tuổi, tì vị hư nhược, gầy còm, da khô nhão. Cách làm: Thịt gà trống 150 g, bột mì 210 g, hành củ 15 g; bột tiêu, gừng, các gia vị khác với liều lượng thích hợp. Thịt gà cùng với hành, tiêu, gừng và các gia vị khác được băm trộn sẵn để làm nhân. Bột mì thêm nước nhào trộn, cán thành bánh. Làm bánh có nhân là thịt gà cùng gia vị, luộc hay hấp chín, làm bữa ăn chính, ngày dùng 1 lần trong 1 đợt 5-10 ngày.
Thịt gà rất bổ dưỡng có thể bạn vẫn chưa biết

- Gà hầm rượu: Dùng cho các trường hợp thận hư, ù tai, chóng mặt. Cách làm: Gà 1 con làm sạch, cho rượu vào hầm chín. Ăn trong ngày.
- Hoàng thư kê mễ phạn: Dùng cho các trường hợp suy nhược, gầy còm, huyết hư sau đẻ. Cách làm: Gà mái 1 con, gạo trắng và hoa bách hợp (hoa loa kèn) với một lượng thích hợp. Gà làm sạch, mổ bỏ ruột. Cho gạo và hoa bách hợp vào bụng gà khâu lại, thêm nước, gia vị, nấu chín ăn.
- Gà hầm sâm quy: Dùng cho người mắc chứng viêm gan, phụ nữ sau nạo thai, sau đẻ bị nôn ói, ăn vào nôn ra. Cách làm: Gà giò 1 con, nhân sâm, đương quy, muối ăn mỗi thứ đều 15 g. Gà làm sạch, luộc chín, róc bỏ xương, cho nhân sâm, đương quy và muối ăn vào hầm chín nhừ. Chia ra ăn hết trong một vài lần.
- Gà hầm hoàng kỳ: Trị sa dạ dày, sa thận, sa trực tràng, sa tử cung. Cách làm: Gà mái giò 1 con, hoàng kỳ 60 g. Làm sạch gà, cho vào nồi hấp cùng hoàng kỳ, thêm gừng, hành, muối, gia vị, hầm trong 3 giờ mang ra ăn.
- Gà hầm sâm hồi xuyên tiêu: Trị đau bụng, đầy hơi, mệt mỏi. Cách làm: Gà 1 con, nhân sâm 10 g, tiểu hồi 10 g, xuyên tiêu 6 g. Làm sạch gà, mổ moi ruột. Cho các vị thuốc cùng với chút rượu, đường, dầu, mắm, gia vị vào bụng gà buộc lại, thêm nước, hầm cách thủy, ăn khi đói.
- Gà kho riềng: Trị suy nhược, ăn kém, chậm tiêu, đau bụng. Cách làm: Gà trống 1 con; riềng, thảo quả mỗi thứ 6 g; trần bì, hồ tiêu mỗi thứ 3 g. Gà làm sạch chặt khúc, các dược liệu cho vào túi vải xô, thêm nước, hành, giấm, gia vị, đun nhỏ lửa cho chín nhừ, chia ăn nhiều lần.
- Gà hầm xích tiểu đậu: Trị các trường hợp phù mặt và chân tay. Cách làm: Gà mái ri lông vàng (hoàng thư kê) 1 con, xích tiểu đậu 30 g, thảo quả 3 g. Gà làm sạch, tất cả cho vào nồi, thêm nước, muối, mắm, gừng tươi, hành sống; đun to lửa cho sôi, đun nhỏ lửa cho chín nhừ, chia ra ăn nhiều lần trong ngày.
Thịt gà có tác dụng tốt đối với người gầy yếu, suy kiệt...Ảnh: Tấn Thành
Thịt gà có tác dụng tốt đối với người gầy yếu, suy kiệt...Ảnh: Tấn Thành
Ngoài ra, thịt gà còn có tác dụng đối với các chứng bệnh sau:
- Người ốm thiếu máu. Cách làm: Gà giò 1 con, mổ bỏ ruột, nhét một nắm lá ngải cứu tươi, rửa sạch, khâu lại, nấu kỹ, mỗi ngày ăn 1 con. Ăn 1 tuần liền.
- Ho lâu ngày, khó ngủ. Cách làm như bài thuốc trên nhưng thay lá ngải cứu bằng lá dâu tằm non và thêm nửa chén gạo nếp.
- Tinh thần mệt mỏi, xương khớp tê nhức. Cách làm: Gà ác 1 con, táo tàu đen 10 quả, hoài sơn (củ mài) 15 g, kỷ tử 10 g, ý dĩ 30 g, vài củ hành tím, gia vị vừa đủ. Gà làm sạch, để nguyên con. Hành tím bóc vỏ, nướng chín; ý dĩ ngâm nước cho nở; ngâm táo tàu 10 phút, vớt ra để ráo. Đặt gà vào thố sứ, cho táo và 3 vị kia vào, đổ nước vừa bằng, đậy nắp thố, chưng cách thủy chừng 1 giờ rưỡi. Nêm ít đường, muối rồi thả hành tím nướng vào. 30 phút sau ăn được, rắc ít tiêu bột cho thơm. Ăn nóng mỗi ngày 1 lần, từ 7-10 ngày.
- Chữa sỏi mật. Cách làm: Màng mề gà
15 g, kim tiền thảo 30 g, nghệ 15 g, hoàng liên 6 g, đại hoàng 6 g, trần bì 15 g, cam thảo
10 g. Những vị này sắc lấy 200 ml nước thuốc đặc, chia 3 lần uống trong ngày và uống kiên trì nhiều ngày.
- Chữa chứng mất ngủ: Cách làm: Gan gà 1 bộ, bạch thược 60 g tán bột rắc đều vào gan gà đem hấp cách thủy, khi chín cho bệnh nhân ăn, ngày 1 lần.
Thịt gà còn một số tác dụng khác.

Cách rang thịt gà thơm ngon có thể bạn chưa biết


Thịt gà là món ăn rất phổ biến trong mâm cơm các gia đình, đặc biệt là món thịt gà rang, nhưng không phải ai cũng biết rang thế nào cho vừa dậy mùi lại thơm ngon, dưới đây là 2 cách rang thịt gà vừa đơn giản, dễ làm nhưng ăn ngon tuyệt cú mèo nhé!

Thịt gà rang lá chanh

Phụ nữ, làm mẹ, nuôi con, chăm con, gia đình, hôn nhân, vợ chồng, làm vợ, làm dâu, khéo tay, nấu ăn, vào bếp, thịt gà, rang thịt gà, món ngon, ẩm thực
Cách rang thịt gà ngon miệng, ngon mắt, ngon mũi.

Nguyên liệu

500g thịt đùi gà
3-4 lá chanh
Nước mắm, bột canh, mỳ chính, dầu ăn
Thịt gà chặt miếng vừa ăn.
Đổ nước ngập mặt thịt rồi đun sôi cho hết bọt đen, lấy ra rửa lại dưới vòi nước cho sạch và hết vụn xương. Rửa thịt theo cách này thịt của bạn cũng sẽ sạch hơn, khi rang cũng ra bớt nước hơn.
Ướp thịt với 1 thìa café bột canh, mỳ chính, dầu ăn 30 phút.
Lá chanh thái nhỏ.
Bật bếp lên rang thịt ở lửa vừa, khi thịt bắt đầu khô hết nước thì cho 1 thìa canh nước mắm vào tiếp tục đảo đến khi thịt chín, săn lại thì cho lá chanh vào rồi tắt bếp.
Lấy thịt gà rang lá chanh ra đĩa, dùng với cơm.
Gà rang lá chanh là món ăn rất phổ biến và đơn giản, hợp với những bữa cơm của các mẹ mà lại rất dễ ăn. Khi rang bạn cho thêm chút nước mắm vào thì thịt sẽ dậy mùi thơm và đậm đà hơn nhiều đấy!
Thịt gà rang gừng

Nguyên liệu 

- 3 đùi gà hoặc cánh 
- 30 gr gừng 
- 3 tép tỏi 
- 1 thìa gia vị, 1 thìa nước tương, 1 thìa rượu trắng 
- 1/2 bát nước. 

Cách làm


Món ngon và hấp dẫn.

Gà chặt miếng vừa ăn, rửa sạch và để thật ráo. Gừng để nguyên vỏ, rửa kỹ dưới vòi nước cho sạch bùn đất rồi cắt lát mỏng. Tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn.
Cho ít dầu ăn vào chảo đặt lên bếp, đầu tiên phi thơm tỏi băm, sau đó cho gừng, lúc này nên đửa lửa to để tỏi và gừng hơi cháy, tạo mùi thơm hấp dẫn. Tiếp tục cho gà vào, đảo đều tay. 
Thêm một thìa gia vị, một thìa rượu gạo trắng, sau đó là 1/2 bát nước, vặn nhỏ lửa, đậy nắp đun khoảng 5 phút. 4 Cuối cùng cho thìa nước tương, vặn lửa to lên, đảo đều và nhanh tay khoảng một phút là món ăn hoàn tất.
Lượng tỏi và gừng tùy vào khẩu vị của nhà bạn, nếu thích ăn cay hơn, có thể cho thêm gừng. Món gà rang gừng sẽ thơm hấp dẫn hơn nếu cho thêm một thìa rượu gạo. Bạn cũng có thể thay bằng rượu vang.

Kỹ thuật chọn lọc và nhân giống gà

I. Nhân giống thuần chủng

Nhân giống thuần chủng trong phạm vi một giống đã được áp dụng hàng chục năm nay trong ngành chăn  nuôi. Về phương diện di truyền đó là sự giao phối giữa những cá thể hoàn toàn giống nhau về các yếu tố di truyền. Bằng cách nhân giống thuần chủng đã duy trì được tính đồng nhất của giống trong nhiều thế hệ. Tuy nhiên, để tránh giao phối cận thân gây hậu quả xấu về mặt di truyền, cần phải ghép những con giống đã được chọn lọc vào những gia đình riêng biệt. Những gia đình này vẫn được tiếp tục theo dõi các chỉ tiêu năng suất sau khi ghép gia đình. Thông thường mỗi gia đình gà có 1 trống và 10 – 12 mái. Ngoài ra,trong mỗi gia đình còn có 1 – 2 trống dự phòng. Các cá thể trong gia đình đều được đeo số để tiện theo dõi. Lúc gà mới nở ra được đeo số ở cánh, lớn lên được đeo thêm số ở chân. Trứng của từng con mái đẻ ra cũng được đánh số và đưa vào ấp trong các khay riêng biệt. Để tránh nhầm lẫn do gà nhảy ra trong thời gian nở, người ta làm những khay ấp có chụp đậy. Dựa vào số liệu ghi trên vỏ trứng sẽ biết được lý lịch của chúng. Sau khi đã được chọn lọc qua các giai đoạn tuổi khác nhau: lúc 1 ngày tuổi, giai đoạn hậu bị và giai đoạn đẻ, tiến hành đánh giá giá trị giống của từng cá thể và chọn ghép gia đình để tái sản xuất thế hệ tiếp theo với nguyên tắc anh em ruột hay anh em cùng bố khác mẹ hoặc cùng mẹ khác bố không được ghép vào một gia đình mới. Để tránh đồng huyết trong 4 thế hệ liên tục, cần phải  luân chuyển trống mái theo nguyên tắc sau đây:
Nếu trong quần thể có 20 gia đình (là số gia đình tối thiểu của một dòng) thì đánh số thứ tự từ 1 – 20. Con của mỗi gia đình được đeo số theo số của gia đình đó. Khi ghép gia đình mới ở thế hệ thứ I (F1), ta ghép trống là con của gia đình thứ nhất với mái là con của gia đình thứ 2 và ký hiệu số gia đình mới là 1/2 (ngầm hiểu tử số 1 là con trống, mẫu số 2 là con mái). Tiếp tục ghép con trống của gia đình số 2 với mái của gia đình thứ 3 và gia đình mới này mang ký hiệu 2/3. Cứ tiếp tục như vậy cho đến gia đình mang ký hiệu 20/1. Sang thế hệ II (F2) ta ghép gà trống là con của gia đình số 1/2 với mái là con của gia đình số 3/4 và ký hiệu gia đình mới này là 1/2  3/4
Kỹ thuật chăn nuôi gà lấy thịt

Tiếp tục làm như vậy sẽ có các gia đình mới mang các ký hiệu:
Theo quy luật đó, đến thế hệ thứ IV vẫn có 20 gia đình thuần chủng mà sự đồng huyết không xảy ra. Từ thế hệ thứ IV, quá trình ghép phối được lặp lại như thế hệ thứ I. Vậy là thế hệ thứ IV của chu kỳ cũ trở thành thế hệ ban đầu của chu kỳ mới. Trên đây là sơ đồ ghép phối lý tưởng, nhưng trong thực tế sản xuất đến một thế hệ nào đó trong chu kỳ, không phải tất cả các gia đình đều được giữ nguyên, mà do một số gia đình có thể bị chết trong quá trình nuôi hoặc chất lượng giống kém không được chọn. Vì thế, để tránh đồng huyết cần phải xây dựng 2 vòng ghép phối và như vậy mỗi dòng cần có tối thiểu 40 gia đình.

II. Chọn lọc giống gà ông bà

So với các dòng thuần, công tác giống đối với gà ông bà đơn giản hơn. Việc đánh giá chọn lọc giống đối với các đối tượng này chủ yếu theo phương pháp chọn lọc quần thể, tức là dựa vào chỉ tiêu năng suất, ngoại hình của bản thân con giống, mà không tính đến các chỉ tiêu năng suất bố mẹ, anh chị em ruột và anh chị em họ.
Chỉ tiêu chọn giống quan trọng nhất đối với gà ông bà là khối lượng cơ thể và ngoại hình. Một số gà bị loại do một số khuyết tật ngoại hình hoặc khối lượng không đạt tiêu chuẩn. Có biến dị di truyền về khối lượng cơ thể trong hầu hết các dòng gà ông bà. sự biến dị này có thể ứng dụng trong quá trình chọn lọc gà giống ông bà để phát huy tối đa tiềm năng di truyền của từng gà con được sinh ra từ nhũng con giống này. Mặc dù tiến bộ di truyền đạt được do chọn lọc đối với mỗi cá thể là khiêm tốn, nhưng lợi ích kinh tế tổng thể thu được từ tất cả đàn gà sản xuất ra là đáng kể.
1. Chọn gà con 1 ngày tuổi              
- Gà con mang từ máy nở ra phải để riêng theo từng dòng trống và dòng mái và chọn tách trống mái theo yêu cầu đối vơí mỗi giống.
- Cân 10% số gà nở ra để xác định khối lượng bình quân của từng dòng. Chọn những cá thể có khối lượng xấp xỉ khối lượng sơ sinh trung bình của từng dòng.
- Chọn những cá thể có ngoại hình chuẩn: Thân hình cân đối, không dị tật, lông bông tơi xốp, bụng thon nhỏ, không hở rốn, mắt tinh nhanh, mỏ và chân cứng cáp sáng bóng, dáng đi nhanh khoẻ. Loại bỏ những cá thể có khác biệt so với một trong những đặc điểm nêu trên như: Mỏ vẹo, bắt chéo hoặc khác thường; mắt kém, đồng tử méo; cổ vẹo; lưng cong; không có phao câu; không có đuôi; xương lưỡi hái bị vẹo, ngắn, dị dạng hoặc trồi ra ngoài; ngón chân và bàn chân cong, bàn chân sưng hoặc bị nhiễm khuẩn, trẹo đầu gối; ngực bị phồng lên; cơ ngực kém phát triển hoặc phát triển không bình thường so với cá thể khác; bộ lông không tơi xốp hoặc bị ướt dính.
- Gà con sau khi được chọn cho vào hộp và phải để riêng theo từng dòng, mỗi hộp đựng 100 con riêng biệt.
- Chuyển gà con xuống chuồng nuôi riêng biệt theo từng dòng theo cơ cấu đàn như sau: So với bà ngoại thì số lượng gà bà nội chiếm tỷ lệ 30%, ông ngoại chiếm 20% và ông nội chiếm 19% so với bà nội.
- Mỗi ô nuôi không quá 300 con (nếu nuôi nền), nuôi tách riêng trống, mái từ lúc 1 ngày tuổi đến 19 – 20 tuần tuổi.
2. Chọn gà lúc 21 ngày tuổi hoặc 42 ngày tuổi (ngày tuổi chọn lọc tuỳ thuộc từng giống, dòng)
- Trước khi chọn giống cần phải kiểm kê chính xác số gà còn laị của từng dòng.
- Xác định quy mô đàn giống dự kiến (số gà mái đầu kỳ của cả dòng mái và dòng trống ông bà).
- Đối với bà ngoại: Chỉ loại những cá thể có khuyết tật, ốm yếu, kể cả những gà trống bị lẫn. Thường giữ lại 95 – 97% số gà so với đầu kỳ.
- Đối với ông ngoại: Sau khi loại những cá thể có khuyết tật, ốm yếu, chỉ giữ lại những con nặng cân nhất để làm giống; số lượng trống giữ lại thường là 60 – 65% so với đầu kỳ.
- Đối với bà nội: Cũng chỉ loại những cá thể có khuyết tật về ngoại hình và thể chất, kể cả trống bị lẫn mái. Thường giữ lại 94 – 95% so với đầu kỳ
- Đối với ông nội: Sau khi loại những cá thể bị khuyết tật, ốm yếu, cũng chỉ giữ lại những con nặng cân nhất, khoẻ nhất để làm giống. Ta chỉ giữ lại 15% so với bà nội.
- Những khuyết tật của các cá thể được biểu hiện bằng 1 trong những đặc điểm sau: Mỏ vẹo, mắt kém, đồng tử méo, cổ vẹo, lưng cong vẹo, xương lưỡi hái bị vẹo, ngắn, dị dang, đi bằng đầu gối, khèo chân, hở rốn, ngón chân bị cong, sưng bàn chân, lông phát triển kém.
- Công việc chọn lọc được tiến hành như sau:
+ Nếu đàn gà vào chọn được nuôi trong nhiều ô chuồng thì chọn theo từng ô độc lập. Mục tiêu là giữ lại những cá thể tốt nhất của từng ô.
+ Xác định khối lượng cơ thể trung bình của từng ô bằng cách cân chọn mẫu từ 10 – 20% số gà có mặt trong từng ô, sau đó tiến hành cân từng cá thể. Căn cứ vào khối lượng sống trung bình của từng mẫu, ngoại hình và số gà cần chọn của từng ô, mà quyết định giữ lại những cá thể nào làm giống.
3. Chọn gà lúc 19 – 20 tuần tuổi
- Trước khi đàn gà được chuyển lên chuồng gà đẻ để ghép trống mái, cần tiến hành chọn lọc lần thứ 3.
- Các tính trạng được chọn lọc trong giai đoạn này chủ yếu là ngoaị hình và thể chất.
- Đối với 2 dòng trống: Chọn những cá thể có khối lượng sống, đạt khối lượng chuẩn, khoẻ mạnh nhanh nhẹn, bộ lông phát triển, màu và tích tai to màu đỏ tươi, hai chân chắc chắn cân đối, không dị tật về ngón, dáng đứng tạo với mặt nền chuồng một góc 450. Loại bỏ những cá thể quá gầy, bị dị tật về ngoại hình. Tỷ lệ trống được giữ lại 12 – 13% so với dòng mái. Sau đó sẽ loại thải dần trong quá trình khai thác trứng giống để đạt tỷ lệ trống so với  mái khoảng 9 -10%.
- Đối với 2 dòng mái: Giữ lại những cá thể có khối lượng sống đạt xấp xỉ trung bình của đàn, bộ lông bóng mượt, mào và tích tai phát triển màu đỏ tươi mỏ và 2 chân chắc chắn cân đối, khoảng cách xương chậu và mỏm xương lưỡi hái rộng, bụng mềm, lỗ huyệt rộng cử động. Loại bỏ những cá thể quá gầy yếu, có dị tật về ngoại hình (xem bảng 1).
4. Chọn lọc giai đoạn gà đẻ
- Để giảm bớt sự lảng phí về thức ăn, trong qúa trình khai thác trứng giống, định kỳ hàng tháng một lần tiến hành loại thải những cá thể đẻ kém dựa theo một số đặc điểm ngoại hình sau đây: Những cá thể có mào và tích tai kém phát triển, màu nhợt nhạt, lỗ huyệt nhỏ, khô, ít cử động, kể cả những cá thể vào giai đoạn cuối khai thác trứng mà bộ lông vẫn bóng mượt, lông lưng và lông cổ vẫn còn nguyên vẹn thì chứng tỏ rằng những cá thể đó đẻ kém cần phải loại thải (xem bảng 2).
- Một công đoạn quan trọng trong công tác giống đối với gà ông bà là chọn phối giữa các dòng. Những con trống và mái đưa vào thử nghiệm lai phải được chọn lọc kỹ càng, đặc trưng cho các dòng hoặc giống về năng suất, ngoại hình, đồng thời người chọn giống phải biết chọn phối thích hợp nhằm củng cố hoặc tạo ra ưu thế lai về một số tính trạng mong muốn ở con lai.
Bảng 1: Những đặc điểm bên ngoài của gà mái hậu bị tốt và xấu
Các bộ phận
Gà mái tốt
Gà mái xấu
ĐầuRộng và sâuHẹp, dài
MắtTo, lồi màu da camNhỏ, màu nâu xanh
MỏNgắn chắc, không vẹo mỏDài, mảnh
Mào và tích taiPhát triển tốt, có nhiều mao mạchNhỏ, nhợt nhạt
ThânDài, sâu, rộngHẹp, ngắn, nông
BụngTo, mềm, khoảng cách giữa cuối xương lườn và xương háng rộngNhỏ, không mềm, khoảng cách giữa cuối xương lườn và xương háng hẹp
ChânMàu vàng, bóng, ngón chân ngắnMàu vàng, bóng, ngón chân ngắn
LôngMềm, sángMềm, sáng
Tính tìnhưa hoạt độngưa hoạt động

Bảng 2: Những đặc điểm bên ngoài của gà mái đẻ tốt và đẻ kém

Các bộ phận cơ thể
Gà mái đẻ tốt
Gà mái đẻ kém
Mào và tích taiTo, mềm, màu đỏ tươiNhỏ, nhợt nhạt, khô
Khoảng cách giữa xương hángRộng, đặt lọt 3 – 4 ngón tayHẹp, chỉ đặt lọt 1 – 2 ngón tay
Khoảng cách giữa mỏm xương lưỡi hái và xương hángRộng, mềm, đặt lọt 3 ngón tayHẹp, chỉ để lọt 1 – 2 ngón tay
Lỗ huyệtƯớt, to, cử động, màu nhạtKhô, bé, ít cử động, màu đậm
Bộ lôngKhông thay lông cánh hàng thứ nhấtĐã thay 5 hoặc nhiều lông cánh hàng thứ nhất
Màu sắc mỏ, chânĐã giảm màu vàng của mỏ, chânMàu sắc của mỏ, chân vẫn vàng
III. Các phương pháp lai  tạo giống
Khác với sự nhân giống thuần lai  giống là việc cho giao phối những cá thể thuộc các dòng hoặc các giống khác nhau. Bản chất di truyền của lai tạo giống là nâng cao ưu thế lai của đời con, là cơ sở để nâng cao năng suất và sức sống của gia súc, gia cầm. Lai là sự đối lập với phương pháp nhân giống thuần. Theo quan điểm di truyền học trong lai tạo giống có sự tổ hợp của các yếu tố di truyền khác nhau. Như vậy lai giống sẽ làm tăng dị hợp tử gen.
Tuỳ thuộc vào mục đích của công tác giống trong chăn nuôi gia cầm, có thể áp dụng các phương pháp lai giống khác nhau:
- Lai kinh tế (còn gọi là lai thương phẩm). Đây là phương pháp lai chính trên cơ sở chọn lọc những giống thuần có những tính trạng năng suất nổi bật có thể bổ sung cho nhau.
- Lai cải tiến (thêm hay pha máu).
- Lai cải tạo hay lai cấp tiến.
- Lai gây thành.
1. Lai kinh tế
Đó là phương pháp lai giữa hai cá thể thuộc 2 dòng hoặc 2 giống khác nhau để tạo con lai F1 làm sản phẩm. Con lai F1 này không sử dụng để làm giống.

Sơ đồ lai kinh tế

Các ví dụ về lai kinh tế trong chăn nuôi gia cầm ở nước ta như sau:
-          Lai giữa dòng:
Lai kinh tế được dựa vào hiện tượng sinh học đó là ưu thế lai, nhằm tạo ra các con lai có năng suất và sức sống cao. Phương pháp lai kinh tế tuy đơn giản, nhưng để ổn định tính chất của sản phẩm ở con lai nuôi thịt hay đẻ trứng, khi sử dụng các cá thể đực, cái đưa vào giao phối phải chọn lọc kỹ lưỡng và cần nghiên cứu những tính trạng trội vốn có ở chúng nhằm tổ hợp được những tính trạng mong muốn ở con lai.
Tuỳ theo từng tính trạng mà mức độ biểu hiện khác nhau ở con lai. Có tính trạng nằm trung gian giữa hai giống gốc bố và mẹ, có tính trạnh thiên về bố hoặc thiên về mẹ. Thông thường tính trạng khối lượng cơ thể của con lai F1 nằm trung gian giữa bố và mẹ.
2. Lai cải tiến (lai pha máu)
Trong trường hợp một dòng, một giống đã đạt được các tiêu chuẩn cần thiết, nhưng còn thiếu một vài đặc tính theo yêu cầu (ví dụ sản lượng trứng cao nhưng khối lượng trứng hơi bé) thì dùng phương pháp lai cải tiến. Phương pháp này còn gọi là phương pháp lai pha máu vì trong quá trình lai tạo, người ta có thể dùng đực của một giống khác có mang tính trạng mong muốn nhưng chỉ dùng 1 lần, không dùng liên tiếp.
Khi tiến hành lai cải tiến cần chú ý là các con lai phải giữ nguyên được những đặc tính cơ bản của giống gốc. Vì vậy con trống, mái lai đời I tốt nhất phải cho giao phối với con trống, mái thuần chủng của giống được cải tiến. Tiếp đó các con lai cho tự giao (nghĩa là giống được cải tiến mang 1/4 máu của giống cải tiến), hoặc cho giao phối thêm một đời nữa (tức đời III) rồi mới chuyển sang tự giao (nghĩa là mang 1/8 máu của giống cải tiến).
Sơ đồ lai cải tiến (lai pha máu)
      Giống được cải tiến                                                                   Giống cải tiến
Khi áp dụng phương pháp lai cải tiến cần chú ý chọn lựa cẩn thận con trống của giống cải tiến, vì nó đóng vai trò rất quan trọng là di truyền các đặc tính tốt cho giống được cải tiến. Nếu đặc tính này mang tính di truyền trội lại càng tốt. Việc giữ được các đặc tính mới bổ sung ở đời sau rất quan trọng. Vì trong phương pháp này việc dùng con trống cải tiến thường chỉ một lần, cho nên phải làm thế nào để giữ được tính trạng đó, điều này liên quan mật thiết đến việc chọn lọc con tốt nhất và chọn phối để củng cố tính trạng mong muốn.
Phương pháp lai cải tiến hay pha máu trong điều kiện của nước ta cần áp dụng rộng rãi bởi vì các loại gia cầm của nước ta có những đặc tính quý như: mắn đẻ, chóng thành thục, chịu đựng kham khổ tốt v.v…, nhưng sản lượng trứng và tăng trọng thấp, cho nên cần bổ sung thêm các đặc tính tốt về năng suất của giống gia cầm cao sản vào các giống gia cầm nội.
3. Lai cải tạo
Phương pháp này được áp dụng khi cần cải tạo một giống nào đó không đáp ứng được nhu cầu về kinh tế.
Theo phương pháp này, người ta dùng một giống cao sản để cải tạo giống địa phương. Khác với phương pháp lai cải tiến phương pháp này cho phép lai F1 liên tục với con đực của giống cải tạo trong nhiều thế hệ, chừng nào mà con lai sinh ra đáp ứng được những yêu cầu của người lai giống. Thông thường quá trình lai tạo sẽ ngừng ở đời III – V.
Qua mỗi thế hệ lai tạo, tỷ lệ máu (hiểu theo nghĩa tần số gen) của quần thể nền được cải tạo giảm đi 50%, đến đời V chỉ còn 3,12%.
Sơ đồ lai cải tạo
Kết quả của nhiều thí nghiệm cho thấy nếu dùng một giống cao sản cải tạo một giống địa phương, phổ biến là dùng một giống cao sản ôn đới để cải tạo giống địa phương nhiệt đới thì nên dừng ở mức 1/8 máu của giống gia cầm nền được cải tạo và 7/8 máu của giống cải tạo.
Một điều cần chú ý khi áp dụng phương pháp lai này là điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng phải đạt tối ưu.
Trên thế giới, nhiều giống gia cầm mới đã được tạo ra theo phương pháp này. Ví dụ: giống gà trắng Nga.
4. Lai gây thành
Đây là phương pháp lai được áp dụng khi tạo giống mới, với sự phối hợp của nhiều giống, mỗi giống có những đặc tính mong muốn riêng. Bản chất của phương pháp lai phối hợp là ở chỗ con lai phức hợp ở thế hệ thứ hai và thứ ba tự giao.
Điều cần chú ý trong khi tiến hành phương pháp lai này nếu nhận thấy tính trạng nào đó đã đạt được yêu cầu thì phải dùng giao phối cận huyết vừa để củng cố tính trạng đó và phải tiến hành chọn lọc rất khắt khe và chọn phối có nghệ thuật.
Hầu như các giống gà thịt, trứng cao sản trên thế giới đều được tạo ra bằng phương pháp lai tạo này. Tuy nhiên, lai tạo giống mới là một công việc phức tạp đòi hỏi chi phí lớn về thời gian và kinh phí.

Phụ lục
Một số giống gà nuôi phổ biến ở Việt Nam
Hiện nay, ngoài các giống gà địa phương có từ lâu đời, ở nước còn có rất nhiều giống gà được nhập nội . Về giống gà công nghiệp hướng thịt có các giống ISA-30MPK, AA. Cobb. Lohmann meat. Về giống gà công nghiệp hướng trứng có các giống Lerghor, ISA brown, Hy line, Brown Nick, Babcock B380 v.v… Về giống gà nuôi thả vườn có các giống Tam Hoàng, Lương Phượng, Kabiir, Sasso, ISA-JA-57 v.v…
Sau đây là đặc điểm ngoại hình và chỉ tiêu năng suất của một số giống gà đang được nuôi ở Việt Nam.
Bảng 1: Đặc điểm ngoại hình và chỉ tiêu năng suất của một số giống gà công nghiệp

STT
Chỉ tiêu
Giống gà
ISA-30MPK
AA
Lerghor
ISa Brown
Babcock B38
1
Nguồn gốc
Pháp
Mỹ
Cu Ba
Pháp
Pháp
2
Màu lông
Trắng
Trắng
Trắng
Nâu
Nâu
3
Các chỉ tiêu năng suất của gà bố mẹ
     
- Tuổi bắt đầu đẻ (tuần)
24
24
20
19
19
- Tỷ lệ đẻ cao nhất (%)
78
77
85
90
92
- KLCT gà mái lúc bắt đầu đẻ(kg)
2,4
2,4
1,7
1,8
1,8
- Sản lượng trứng/mái (quả)
170
175
250
280
307
- Tiêu tốn thức ăn/10 quả  trứng
2,6 – 2,7
2,5 – 2,6
1,7
1,6
1,6
4
Chỉ tiêu năng suất của gà thịt broiler
     
- Tỷ lệ nuôi sống đến 7TT
95 – 96
95 – 96
   
- Khối lượng cơ thể (kg)
2,2 – 2,4
2,3 – 2,4
   
- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng (kg)
1,9 – 2,1
1,9 – 2,0
   
Bảng 2: Đặc điểm ngoại hình và chỉ tiêu năng suất của một số giống gà lông màu nhập nội
STT
Chỉ tiêu
Giống gà
Tam Hoàng
Lương Phượng
Kabir
Sasso
ISA-JA-57
1
Nguồn gốc
Trung quốc
Trung Quốc
Israen
Pháp
Pháp
2
Màu lông
Vàng tươi
Vàng nhạt, hoặc hoa mơ
Nâu cánh dán
Vàng nâu
Vàng,  lông cánh và đuôi phớt trắng
3
Các chỉ tiêu năng suất của gà bố mẹ
     
- Tuổi bắt đầu đẻ (tuần)
23 – 24
22 – 23
23 – 24
23 – 24
18 – 19
- Tỷ lệ đẻ cao nhất (%)
75 – 80
85 – 86
82 – 85
80 – 82
85 – 88
- KLCT gà mái lúc bắt đầu đẻ(kg)
1,8 – 1,9
1,8 – 1,9
2,0 – 2,1
2,0 – 2,1
1,6 – 1,7
- Sản lượng trứng/mái (quả)
165
175
180
180
225
- Tiêu tốn thức ăn/10 quả  trứng
2,9 – 3,0
2,7 – 2,8
2,6 – 2,7
2,7 – 2,8
1,8 – 1,9
4
Chỉ tiêu năng suất của gà thịt
     
- Tỷ lệ nuôi sống
95 – 96
95 – 96
96 – 97
94 – 95
95 – 96
- Khối lượng cơ thể (kg)
1,7 – 1,9
(90 NT)
1,6 – 1,7
(63 NT)
2,1 – 2,4
(63 NT)
2,0 – 2,1
(63 NT)
2,0 – 2,1
(70 NT)
- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng (kg)
2,8 – 3,0
2,5 – 2,6
2,3 – 2,4
2,4 – 2,5
2,4 – 2,7

TS. Nguyễn Thanh Sơn

Cục Khuyến nông Khuyến lâm

Phương pháp Gà đông tảo giống

Thân chào các bạn ! 
Hôm nay gadongtaogiong.org xin gửi tới các bạn những thông tin cơ bản về gà đông tảo giống - ga dong tao giong để các bạn có thêm thông tin ít nhiều rõ hơn về gà đông tảo.Chúng ta cùng tìm hiểu thông tin về gà đông tảo giống thuần chủng - gà đông tảo lai và gà yên hòa.
1) ga dong tao giong thuan chung :
Để có được đàn gà đông tảo trưởng thành đẹp với mục đích làm cảnh hay gây giống thì điều đầu tiên chúng ta nhất thiết phải làm được là chọn được một đàn gà giống phải thuần chủng và phải khỏe mạnh.Vậy làm thế nào để chúng ta có thể có được đàn gà đông tảo giống đẹp chúng tôi có một số lời khuyên như sau :
gà giống tốt chất lượng cao
Hình ảnh gà giống chất lượng tốt

  • Bạn nên bỏ chút công sức tìm hiểu về đặc điểm nhận dạng gà đông tảo đẹp.
  • Nếu ai đó nói gà của họ là gà đông tảo giống thuần chủng thì bạn nên tìm hiểu về đàn gà bố mẹ thật kỹ,vì chỉ có đàn gà bố mẹ đẹp mới cho ra con giống gà đông tảo đẹp.
  • Bạn nên về tận hưng yên tại xã đông tảo huyện khoái châu nếu có thời gian để tìm hiểu thì sẽ tốt hơn.
  • Nên mua gà đông tảo giống đã được tiêm phòng cẩn thận
  • Nếu bạn chọn gà bóc trứng thì phải chọn kỹ tránh những con loại yếu kém.
  • Nên mua gà tại các cơ sở uy tín nhiều năm như trại gà thơm mơ,khánh phượng,hiền hà......
  • Nếu bạn ở quá xa hay liên lạc với chúng tôi để nhận được địa chỉ mua gà đáng tin cậy.
  • gà đông tảo thuần chủng thường có giá cao hơn những loại gà F2 nhưng cũng không đến mức quá cao nên các bạn lưu ý tránh mua đắt quá mà lãng phí.
Sau khi có được đàn gà đông tảo đẹp bước còn lại là nuôi và đợi ....
2) gà đông tảo lai :
Là loại gà được lai tạp với các loại gà công nghiệp,gà ta ,hoặc các loại gà tạp khác hoặc cũng có thể do người chủ trang trại không có kỹ thuật chọn ghép gà làm sao cho gà con ra được tông gà bố mẹ.Nhiều trường hợp gà bố mẹ rất đẹp nhưng cho ra con giống nuôi không được con nào bởi người chăn nuôi không phối ghép hợp lý dẫn đến trường hợp gà cận huyết hay con gọi là đồng huyết. Loại gà đông tảo lai này rất dễ bị nhầm lẫn với gà thuần chủng khi còn nhỏ ,thậm chí kể cả người có nghề cũng rất khó có thể phân biệt được giữa chúng .Chính vì vậy khi mua gà chúng ta nên lưu ý tìm hiểu cả lai lịch bố mẹ để tránh trường hợp mua nhầm.
3) gà đông tảo hóa gà yên hòa.
Bên cạnh xã đông tảo - quê hương của loài gà quý này là những vựa gà được gọi là gà yên hòa.Loại gà này được nuôi rất đại tra với mô hình rất lớn.Với lãi xuất kinh tế cao nên bà con ở đây đã lựa chọn nuôi loại gà này để phát triển kinh tế.Gà yên hòa có trọng lượng khi lớn khoảng 2,5 đến hơn 3kg ,thân hình rắn chắc và ăn thịt cũng tương đối là ngon.Khi nhỏ loại gà này phát triển rất giống với ga dong tao nhưng có đôi chân màu vàng nếu để ý chúng ta sẽ thấy.Có nhiều thương lái đã buôn loại gà này đã trộn vào ga dong tao để bán kiếm lợi nhuận cao chính vì vậy nhiều người đã không biết mua phải loại gà nay và chưa thành công trong việc chọn mua giống thuần chủng.
Đó là những thông tin tương đối hữu ích chúng tôi xin gửi tới các bạn để có được thêm chút kinh nghiệm khi đi mua gà.
Chúc các bạn có được những đàn gà đẹp.

Hướng dẫn chọn gà giống đúng cách


1. Chọn gà con:
+ Thời điểm chọn: Lúc 1 ngày tuổi; dựa vào ngoại hình của gà, các đặc điểm biểu hiện gà tốt. Khối lượng lớn. Lông bông, tơi xốp. Bụng thon, nhẹ, rốn kín, cánh áp sát vào thân. Mắt to, sáng. Chân bông, cứng cáp, không dị tật, đi lại bình thường.
+ Mỏ khép kín. Bắt từng con gà, cầm trên tay quan sát bộ lông và tất cả các bộ phận đầu, mỏ, cổ, chân, bụng, lỗ huyệt để phát hiện các khuyết tật.
+ Thả gà trên sàn để quan sát dáng đi lại. Những gà đạt các tiêu chuẩn trên chọn để nuôi
cách chọn gà giống
Cách chọn gà giống đúng cách


2. Chọn gà hậu bị:
Gà hậu bị được chọn vào 2 thời điểm
- Lúc kết thúc giai đoạn gà con (6 - 7 tuần tuổi);
- Lúc kết thúc giai đoạn hậu bị (19 - 20 tuần tuổi).
Cơ sở để chọn: Khối lượng gà, các đặc điểm ngoại hình của gà:
- Đầu: rộng, sâu, không dài và không quá hẹp;
- Mắt: To lồi màu da cam;
- Mỏ : Ngắn, chắc khép kính
- Mào: To, mào đỏ tươi
- Thân hình: Dài, sâu, rộng
- Bụng: Phát triển tốt, khoảng cách từ mõm xuống lưỡi hai đốt xương hàm rộng
- Chân: Có màu đặc trưng của giống, bóng, ngón chân ngắn.
- Lông : Phát triển tốt, sáng bóng mượt, mềm.
- Cử chỉ : nhanh nhẹn ưa hoạt động.
Những gà đạt các tiêu chuẩn trên được chọn để nuôi sinh sản.

3. Chọn gà mái để nuôi đẻ:
Trong chăn nuôi gà sinh sản phải tiến hành chọn định kì để loại thải những cá thể để kém, bảo đảm cho đàn gà đạt năng suất và hiệu quả cao hơn.
Cơ sở chọn lựa chính và đặc điểm ngoại hình, các bộ phận cơ thể như bộ lông, mào, lỗ huyệt và kết cấu cơ thể (chủ yếu là khoảng cách giữa xương lưỡi hái và xương háng).
Những đặc điểm bên ngoài biểu hiện một gà mái đẻ tốt là:
- Bộ lông: Lông cách hàng thứ nhất và lông cổ có màu đặc trưng của giống
- Mào và tích tai : To, mềm màu đỏ tươi;
- Mỏ, chân: Màu sắc giảm; Lỗ huyệt : ướt, màu nhạt, luôn cử động.
- Khoảng cách giữa mỏm xương lưới hái và xương háng rộng, đặt lọt 2 ngón tay.
Dựa vào những biểu hiện trên lựa chọn những gà mái đẻ tốt giữ lại nuôi, loại thải những gà mái đẻ kém.
Nguồn internet